Cổng Thành Công Viên Ấn Tượng Hội An
Được xây dựng theo mô hình di tích Quốc gia Dinh Trấn Thanh Chiêm, nơi đánh dấu sự phát triển của Đàng Trong từ triều đại của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng.
Khu Thương Điếm
Thương cảng Hội An là cửa ngõ giao thương quốc tế sầm uất nhất Thế kỷ XVI — XVII. Các thương nhân người Hà Lan, Pháp, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha... từ phương Tây đã dừng chân tại đây và dựng nên các khu thương điếm, đại diện thu mua các sản phẩm của ta như gia vị, trà, gốm sứ, tơ lụa. Những ngôi nhà mang phong cách Hà Lan, Pháp từ đó mà hình thành, trong một bức tranh toàn cảnh về Hội An ngày ấy.
Làng Việt Nam
Với các kiến trúc quen thuộc như nhà ba gian truyền thống của làng quê Việt Nam, xung quanh đó là ao cá, gốc rạ, con trâu và cái giếng sau hè. Tại Làng Việt Nam, du khách sẽ được trải nghiệm và tìm hiểu các làng nghề truyền thống như làm nón lá, lồng đèn và nghề đúc đồng.
Khu Ẩm Thực Chợ Quê
Khu ẩm thực chợ quê nằm trong không gian Làng Việt Nam. Nơi đây du khách sẽ được thưởng thức trọn vẹn hương vị ẩm thực đặc sản xứ Quảng và các vùng miền khác của Việt Nam như mì quảng, cao lầu, bánh xèo, hến trộn, bún thịt nướng, bún đậu mắm tôm...
Khu Tâm Linh Thiên Đức
Đời sống người dân Việt Nam gắn liền với tâm linh và tín ngưỡng. Trong cộng đồng người Việt từ xa xưa tới nay không thể thiếu những ngôi chùa, đình làng hay các am, miếu. Khu tâm linh là một phần hoàn thiện kiến trúc đặc trưng của cộng đồng người dân Hội An nói riêng và người Việt nói chung.
Quảng Trường Trung Tâm
Là nơi diễn ra nhiều sự kiện sôi nổi của Công viên Ấn tượng Hội An
Làng Nhật Bản
Thế kỷ XVI – XVII, cộng đồng người Nhật định cư tại Hội An có khi lên đến 600 – 700 người. Dấu ấn văn hóa Nhật để lại đậm nét trong các công trình kiến trúc, văn hóa và ẩm thực của người Hội An. Khu Làng Nhật Bản là nơi tái hiện những câu chuyện mang đậm tình bang giao hai nước Việt - Nhật.
Làng Trung Hoa
Việc các thương nhân Hoa kiều theo thuyền sang Hội An buôn bán, trao đổi hàng hóa ngày một đông nên Hội An còn lưu dấu và tiếp biến những nét văn hóa, ẩm thực, kiến trúc của Trung Hoa nơi mảnh đất này.
Cầu Tình Yêu
Các thương lái người Nhật Bản và Trung Quốc để lại những dấu ấn văn hóa đậm nét tại Hội An. Cây cầu tình yêu là một biểu tượng văn hóa tín ngưỡng của người dân Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc. Là nơi các đôi tình nhân viết tên người mình yêu trên những tấm thẻ gắn lên cầu để cầu nguyện cho tình yêu được bền lâu hạnh phúc. Cây cầu được đặt ngay lối vào Làng Nhật Bản và Trung Quốc.
Nhà Hàng Nón Lá
Với ý tưởng chiếc nón lá của người Việt được dựng lên từ chất liệu tre truyền thống, Nhà hàng Nón Lá là điểm nhấn kiến trúc vô cùng đặc biệt tại Công viên Ấn tượng Hội An. Nơi đây sẽ phục vụ du khách các món ăn đặc sản Việt Nam - Âu - Á.