Ký ức Hội An - những cung bậc cảm xúc của câu chuyện lịch sử

Với những người con đất Việt sống xa quê, mỗi lần được nghe đâu đó giai điệu sâu lắng của giọt đàn bầu bỗng thấy khoé mắt cay cay, thoáng thấy tà áo dài tung bay trên phố cũng thấy lòng xao xuyến lạ, hay những buổi chiều lang thang trên những con đường cổ rêu phong để rồi cảm nhận những trầm tích sâu lắng của quá khứ vọng về…

Với những người con đất Việt sống xa quê, mỗi lần được nghe đâu đó giai điệu sâu lắng của giọt đàn bầu bỗng thấy khoé mắt cay cay, thoáng thấy tà áo dài tung bay trên phố cũng thấy lòng xao xuyến lạ, hay những buổi chiều lang thang trên những con đường cổ rêu phong để rồi cảm nhận những trầm tích sâu lắng của quá khứ vọng về…
Bởi thế nên, “Ký ức Hội An” đã chạm vào tận cùng của cảm xúc, khi gợi lại hồn thiêng đất nước, của dải đất miền trung với dòng lịch sử, văn hoá tuôn chảy trong mạch thời gian vô tận. Người ta đã quên đi đó là một chương trình biểu diễn nghệ thuật, quên đi hàng trăm diễn viên đang hoá thân xuất sắc trên sân khấu, quên đi tất cả những hiệu ứng âm thanh ánh sáng ngoạn mục, để chìm đắm trong một hồi ức đẹp của Hội An.
 
 
Ở đó có người con gái dệt lụa bên khung cửi, dệt nên những sợi tơ vương đầy lưu luyến trước tất cả những thịnh suy, dâu bể.
 
Ở đó có câu chuyện Lâm Ấp phố thuở vỡ đất khai hoang, cha ông cắt gỗ xây nhà tạo lập xóm làng, giương buồm ra khơi, những làng nghề truyền thống dần ra đời... Rồi theo thời gian, Hội An trở thành một cảng thị sầm uất của con đường tơ lụa huyền thoại trên biển, tấp nập thương thuyền quốc tế đến từ những xứ sở xa xôi như Ba Tư, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc…Để rồi, nơi đây trở thành mái nhà của họ - một vùng đất vừa trầm mặc cổ kính, vừa nhộn nhịp sắc màu giao thoa giữa các nền văn hoá.
 
 
Ở đó có những câu chuyện tình yêu xuyên quốc gia, xuyên biên giới, có bi thương buồn bã, có khắc khoải đợi chờ, có hân hoan hạnh phúc. Là đám cưới tuy xa hoa lộng lẫy nhưng đẫm nước mắt giữa Huyền Trần công chúa với quốc vương xứ Chăm-pa vì nghiệp lớn; là người con gái xứ Faifo chờ đợi người yêu đi biển mãi không về, để rồi đêm đêm nàng thả ngọn đèn hoa đăng trên dòng sông Hoài với lời nguyện cầu tha thiết mong người yêu trở về, cho đến khi nàng hoá thành tượng đá đơn côi và tuyệt vọng…; hàng trăm nàng thiếu nữ bước đi nhẹ như êm trên dòng thời gian bất tận, trong những chiếc áo dài trắng thướt tha gửi gắm hồn thiêng đất nước trải dài suốt hàng trăm năm lịch sử.
 
 
Để rồi, khi show diễn kết thúc, bất cứ khán giả nào cũng rưng rưng xúc động. Thấy tim mình lỗi nhịp trước đại cảnh sân khấu quá hùng tráng và rộng lớn giữa bốn bề sông nước. Kỹ xảo ánh sáng hiện đại và ấn tượng, sánh ngang với những chương trình biểu diễn thực cảnh hoành tráng của thế giới. Mà ở đó, 500 diễn viên đã rơi giọt mồ hôi, cống hiến hết mình trong từng cử chỉ, diễn xuất. Mỗi lời ca, mỗi làn điệu như làn gió mỏng tang, trong suốt và mềm mại, thấm đẫm cả hồn cốt của nhiều thế hệ, cuốn vào đó những tình cảm quê hương thiết tha.
 
Show diễn hay quá, đáng tự hào quá. Chỉ vỏn vẹn 60 phút, mà khán giả được chứng kiến những thăng trầm của 400 năm lịch sử - “Một ngày Hội An, trăm năm hoài cổ”. Dường như, “Ký ức Hội An” không còn đơn thuần là một bản nhạc, một bài thơ, một màn trình diễn ánh sáng, mà là một công trình nghệ thuật, nơi kết nối giữa quá khứ với hiện tại, giữa con người với những giá trị phi vật thể, giữa văn hoá - lịch sử với vẻ đẹp của cuộc sống đương đại.
 
Một vùng đất bé nhỏ chỉ 2 cây số, nhưng chở nặng biết bao câu chuyện của quá vãng, của thời cuộc. Ngày hôm nay, dẫu theo thời gian phù sa bồi lấp nhiều khúc sông, nhiều lô tàu, mỏ neo bị chôn vùi trong lòng đất, những dãy nhà hai mái lót ngói âm dương đã phủ lớp rêu phong, nhưng đô thị cổ ở hạ lưu sông Thu Bồn, qua lăng kính “Ký ức Hội An” đã hiện lên rõ nét, trọn vẹn.
 
 
Ông Hoàng Minh Tấn (kiều bào Pháp) xúc động: “Buổi biểu diễn rất hay và ý nghĩa, lột tả được những gì gọi là “hồn thiêng sông núi Việt Nam”, khơi gợi trong lòng chúng tôi, những người con xa xứ lòng tự hào dân tộc, chúng tôi càng trân quý hơn những giá trị truyền thống và nét đẹp văn hoá lịch sử của dân tộc mình, của vùng đất miền trung thân thương”.
 
Không chỉ lay động con tim khán giả Việt, nhiều du khách nước ngoài lần đầu tiên đến Việt Nam, đến với vùng đất Faifo cũng rưng rưng xúc động. Như cặp du khách đến từ Úc – bà Marry cùng chồng đã mua vé đến xem show diễn hai lần - chia sẻ rằng hình ảnh áo dài, nón lá đã khắc sâu trong tim họ, âm thanh ánh sáng quá tuyệt vời, một buổi thưởng thức nghệ thuật đầy cảm xúc…
 
Hay như vợ chồng ông Brian và bà Heather (du khách Canada) hào hứng chia sẻ : “Chúng tôi đã ở Hội An một tháng rồi, và đêm diễn để để lại trong chúng tôi rất nhiều ấn tượng. Chúng tôi thích tất cả các phân cảnh của vở diễn, rất tuyệt vời”.
 
Trong khi đó, chàng du khách Emilio (quốc tịch Tây Ban Nha) – người đã “phải lòng” Hội An sâu sắc, có thể nói được tiếng Việt và tìm hiểu rất nhiều về lịch sử Hội An, chia sẻ cảm xúc sau show diễn: “Tôi yêu toàn bộ vở diễn, từ âm nhạc, ánh sáng, trình diễn… mọi thứ thật tuyệt vời. Đặc biệt nhất là phân cảnh cuối - hình ảnh hội tụ đa quốc gia tại thương cảng Hội An gồm người Nhật, người Trung Quốc, người Việt Nam, người Pháp…Đó là một phần của lịch sử Hội An mà tôi từng tìm hiểu trước đó. Đây đúng là một sự kết hợp tuyệt vời giữa lịch sử và giải trí, tất cả trong một!”
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG

    Video 1
    Video 2
    Video 3
    Video 4

    Hỗ trợ trực tuyến

    Hỗ trợ trực tuyến0965 886 239

    SkypeViberZalo

    Giám đốc

    0909700944

    Email: hungngovks12@gmail.com